am thuc bon phuong am thuc viet nam an chay an toàn thực phẩm ăn chay ăn kiêng cho người bị huyết áp cao ăn rau phòng chống bệnh ung thư ăn sáng bánh trung thu bắp cải bệnh gan bệnh trĩ bệnh ung thư bị rắn cắn bí-quyết-làm-đẹp cà phê cá rô kho tộ cá rô nấu xoài các làm món tôm chiên dứa Các Món Canh Các Món Chế Biến Từ Gà Các món chiên Cac Mon Kho Các Món Rán Các món xào Cách Chế Biến Thịt Lợn cách dùng tỏi cách làm canh bắp cải nấu với thịt bò cách làm món thịt kho tàu cách nấu canh mướp rau đay mùng tơi cách nấu chè đỗ đen Canh bắp cải nấu với thịt bò canh cá rô kho tộ canh chua canh củ dền cánh gà canh mướp rau đay mùng tơi Canh trứng gà hải sản canh xương Chè Chè Khúc Bạch Chế Biến Món Xào chocolate chua ngọt chữa bệnh gan chữa bệnh trĩ chữa còi xương chữa rụng tóc chữa ung thư còi xương Dâu tằm dâu tây Dê Bảy Món dinh duong hang ngay dưa hấu Đậu phụ đậu xanh điểm tâm Đồ uống đùi ếch chiên đùi ếch chiên bơ đường ếch ếch chiên ếch xào cay hải sản Kem Khoai lang lam banh làm bánh Làm đẹp làm đẹp tự nhiên làm thịt lươn lam-dep lẩu bò lẩu bò nấu mẻ lòng lợn măng meo vat dau bep meo-vat miến xào lươn mon an ngon Món Ăn Chế Biến Từ Đậu Món Ăn Chế Biến Từ Heo món ăn chữa bệnh trĩ Món Ăn Mùa Đông Món Ăn Mùa Hè món ăn ngày hè Món Cá món canh cá rô kho tộ thật ngon món chay Món Dê Món Lẩu mon ngon cuoi tuan mon ngon de lam món ngon dễ làm Món nhậu Món Nướng Món Ốc Món tráng miệng Món Tráng Miệng. Nước ép mon-an-ngon mon-ngon-de-lam mon-ngon-khac mon-ngon-mien-bac mon-ngon-moi-ngay mùa hè mực mỳ tôm mỳ tôm trộn thịt băm năng lượng Nấm Nấu Chè Nên Ăn Gì ngon tu thit nộm Nộm giá đỗ nướng ớt pudding rau củ rau cu qua rụng tóc sầu riêng Sò điệp sơ cứu khi bị rắn cắn su kem suc-khoe súp gà súp gà với khoai lang súp thái gà thái lan súp thái lan sữa chua tác dụng của quả táo tác dụng của tỏi thăng hoa thịt băm thịt bò thịt bò bắp cải thịt bò nấu canh bắp cải thịt gà thịt heo ngâm nước mắm thịt kho tàu Thịt lợn thịt ngâm nước mắm thịt vịt thực phẩm chữa bệnh gan thực phẩm chữa cao huyết áp tiệc gia đình tin-am-thuc tỏi tôm tôm chiên tôm chiên dứa trà xanh trái cây Trứng trứng gà trứng vịt lộn ung thư ung thư của quý xoài xương

Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn cắn là cần thiết đối với mỗi người. Khi bị rắn cắn thì làm thế nào nạn nhân và người thân biết đó là rắn độc hay rắn không độc?

- Trước hết xem xét triệu chứng tại chỗ như: dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn...

Nếu là rắn thường (rắn không độc) như: trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm... thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.
Dấu răng của rắn không độc

Rắn độc: có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn.
Dấu răng rắn độc

Rắn độc cắn thường có hai dấu răng nhưng đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng. Do đó nên khám xét kỹ, tránh bỏ sót.

- Thứ hai, dựa vào triệu chứng toàn thân. Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, ít; phản ứng toàn thân không có. Rắn độc (rắn hổ, rắn lục): nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu...

* Nạn nhân hoặc người thân cần xử trí:

- Nếu bị nhóm rắn hổ cắn:

+ Bước 1: băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón... Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.

+ Bước 2: tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%...

+ Bước 3: rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.

+ Bước 4: hút máu tại chỗ rắn cắn.

+ Bước 5: dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.

- Nếu bị nhóm rắn lục cắn:

Việc cần làm là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó không cần garô, rạch rộng, hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Theo nghiên cứu , nếu nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn, thời gian bị cắn đến tử vong nhanh nhất khoảng 90 phút, còn các loài rắn khác chậm hơn. Do đó cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu hồi sức trước thời gian đó. Tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.