tháng 6 2013

am thuc bon phuong am thuc viet nam an chay an toàn thực phẩm ăn chay ăn kiêng cho người bị huyết áp cao ăn rau phòng chống bệnh ung thư ăn sáng bánh trung thu bắp cải bệnh gan bệnh trĩ bệnh ung thư bị rắn cắn bí-quyết-làm-đẹp cà phê cá rô kho tộ cá rô nấu xoài các làm món tôm chiên dứa Các Món Canh Các Món Chế Biến Từ Gà Các món chiên Cac Mon Kho Các Món Rán Các món xào Cách Chế Biến Thịt Lợn cách dùng tỏi cách làm canh bắp cải nấu với thịt bò cách làm món thịt kho tàu cách nấu canh mướp rau đay mùng tơi cách nấu chè đỗ đen Canh bắp cải nấu với thịt bò canh cá rô kho tộ canh chua canh củ dền cánh gà canh mướp rau đay mùng tơi Canh trứng gà hải sản canh xương Chè Chè Khúc Bạch Chế Biến Món Xào chocolate chua ngọt chữa bệnh gan chữa bệnh trĩ chữa còi xương chữa rụng tóc chữa ung thư còi xương Dâu tằm dâu tây Dê Bảy Món dinh duong hang ngay dưa hấu Đậu phụ đậu xanh điểm tâm Đồ uống đùi ếch chiên đùi ếch chiên bơ đường ếch ếch chiên ếch xào cay hải sản Kem Khoai lang lam banh làm bánh Làm đẹp làm đẹp tự nhiên làm thịt lươn lam-dep lẩu bò lẩu bò nấu mẻ lòng lợn măng meo vat dau bep meo-vat miến xào lươn mon an ngon Món Ăn Chế Biến Từ Đậu Món Ăn Chế Biến Từ Heo món ăn chữa bệnh trĩ Món Ăn Mùa Đông Món Ăn Mùa Hè món ăn ngày hè Món Cá món canh cá rô kho tộ thật ngon món chay Món Dê Món Lẩu mon ngon cuoi tuan mon ngon de lam món ngon dễ làm Món nhậu Món Nướng Món Ốc Món tráng miệng Món Tráng Miệng. Nước ép mon-an-ngon mon-ngon-de-lam mon-ngon-khac mon-ngon-mien-bac mon-ngon-moi-ngay mùa hè mực mỳ tôm mỳ tôm trộn thịt băm năng lượng Nấm Nấu Chè Nên Ăn Gì ngon tu thit nộm Nộm giá đỗ nướng ớt pudding rau củ rau cu qua rụng tóc sầu riêng Sò điệp sơ cứu khi bị rắn cắn su kem suc-khoe súp gà súp gà với khoai lang súp thái gà thái lan súp thái lan sữa chua tác dụng của quả táo tác dụng của tỏi thăng hoa thịt băm thịt bò thịt bò bắp cải thịt bò nấu canh bắp cải thịt gà thịt heo ngâm nước mắm thịt kho tàu Thịt lợn thịt ngâm nước mắm thịt vịt thực phẩm chữa bệnh gan thực phẩm chữa cao huyết áp tiệc gia đình tin-am-thuc tỏi tôm tôm chiên tôm chiên dứa trà xanh trái cây Trứng trứng gà trứng vịt lộn ung thư ung thư của quý xoài xương

Khoai lang chứa rất nhiều protein, vitamin C, các khoáng chất... Khoai lang có thể làm giảm cholesterol, giảm mỡ dưới da, bổ lá lách, dạ dày và thận, góp phần làm đẹp da, chống lão hóa, giảm cân, phòng và chữa bệnh táo bón...
Khoai còn có thể chế biến thành những món ăn chay hết sức hấp dẫn.
Khoai lang

1) Món canh kiểm
Canh kiểm

- Nguyên liệu: 10 phần ăn: 300g bí đỏ, 1 ký khoai lang, 300g khoai môn hoặc khoai sọ, 800g dừa nạo, 100g tàu hũ ky, 500g đậu phộng, 300g sakê, 1 chén bột khoai, gia vị.

- Cách làm:
+ Dừa khô vắt lấy một tô nước cốt, sau đó vắt nước dão. Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh.

+ Bí đỏ, khoai môn, sakê gọt vỏ, cắt khối 3 x 4cm, đậu phộng lấy 1/2 ngâm nước, nấu mềm, bóc vỏ, 1/2 rang vàng.
+ Bột khoai ngâm nước, rửa sạch, cắt khúc, tàu hũ ky xé miếng.
+ Cho nước dão dừa vào nồi, nấu sôi. Ướp các loại khoai với muối, đường, xào cho thơm. Cho hỗn hợp khoai vào nồi nước dừa, để lửa nhỏ, nấu các thứ cho vừa mềm.
+ Cho đậu phộng, bột khoai, tàu hũ ky và nước cốt dừa vào, nêm muối, đường cho vừa ăn, nhắc xuống
+ Khi ăn múc ra tô, rắc đậu phộng rang lên trên, món này ăn nóng.


2) Bánh khoai mì nướng

Bánh khoai mì nướng
- Nguyên liệu: 10 phần ăn: 1 ký khoai mì củ loại bột, 200g đường cát, 120ml sữa tươi, 2 muỗng sữa đặc, 15g bơ, 350ml nước cốt dừa, 1 ống vani.

- Cách làm: Khoai mì lột vỏ rửa sạch mài mịn, vắt ráo nước. Để lóng phần nước vừa vắt, chắt bỏ nước lấy bột, cho vào chung với khoai đã vắt khô. Nấu đường với nước cốt dừa, sau đó lược lại cho sạch, trộn chung với bột + bơ chảy + sữa tươi + sữa đặc + vani. Phết dầu ăn lên khuôn, cho hỗn hợp trên vào, nướng 180 độ trong 50 phút.

>>> Xem thêm tại: am thuc viet nam mon ngon moi ngay | meo vat



Mỳ tôm không còn xa lạ với người dân Việt Nam, nếu một ngày nào đó bạn chán khi phải ăn mỳ gói thì món dưới đây sẽ làm bạn thay đổi suy nghĩ.. Món này không những ngon miệng, dễ thực hiện mà còn đẹp mắt, đầy đủ chất dinh dưỡng cho bạn và gia đình.

1) Nguyên liệu:
- 3 gói mì gói
Mỳ tôm

- 200g thịt heo xay
Thịt heo xay nhuyễn

- 1 cây xà lách
- 1 trái cà chua
- 1 quả cà rốt
Cà rốt

- Hành lá, ngò rí, ớt sừng, tỏi băm
- Muối, tiêu, đường, dầu ăn
- Hạt nêm
- Nước tương

2) Cách làm:
- Thịt heo xay ướp với 1 chút muối,  hạt nêm , 1 ít hạt tiêu và đầu hành băm, trộn đều, để thấm.

- Hành lá cắt nhỏ. Cà rốt thái hạt lựu.  Ớt cắt sợi. Cá chua cắt đôi, bỏ hạt, băm nhỏ. Xà lách cắt sợi nhỏ, xếp ra dĩa.

- Trụng mì gói trong nước sôi khoảng 1 phút, vớt ra để ráo, trộn với ít dầu ăn rồi cho ra dĩa xà lách.

- Phi thơm tỏi, xào săn thịt rồi cho cà chua vào, nêm 1m đường và 2m nước tương , xào chín tắt bếp. Cho hành lá cắt nhỏ vào đảo đều, đổ ra đĩa. Vậy là bạn đã hoàn thành mốn ăn này. Rất đơn giản phải không nào?

- Trang trí dĩa mì với ngò rí và ớt sợi, khi ăn trộn đều tất cả các thành phần với nhau.

Mỳ tôm trôn thịt băm
Mì gói thường có vị mặn sẵn nên khi xào nhân lưu ý nêm gia vị vừa phải. Món mì gói trộn ăn kèm với xà lách cắt sợi sẽ ngon hơn và không bị ngán.
Chúc các bạn ngon miệng !

Thịt lươn là loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao. Theo nghiên cứ thì trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo. No còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci.
Thịt lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ, chữa bệnh tiêu chảy,  bệnh phong thấp, bệnh trĩ, chứng bất lực, chứng suy nhược.
Lươn thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Một trong những món đó là: Miến xào lươn. Chúng ta cùng vào bếp nào.
Đây là món ăn ngon rất đuwọc ưa chuộng ở miền bắc

1) Nguyên  liệu:
- Lươn
Lươn

- Miến dong
Miến

- Giá đỗ, cà rốt
Giá đỗ

- Hành khô
- Hành lá, rau răm.
- mắm, muối, hạt nêm, tiêu

2) Cách làm:
- Lươn làm sạch nhớt bằng cách tuốt với nước cốt chanh hay nước vo gạo. . Khi nào thấy không còn nhớt là được.
- Lươn sau khi làm sạch đem luộc chín, để nguội rồi gỡ lấy thịt.
- Hành khô băm nhỏ, phi thơm rồi cho thịt lươn vào xào với nước mắm cho săn lại.
- Miến dong ngâm nước cho nở, vớt ra, dùng kéo cắt ngắn vừa ăn. Cà rốt bào sợi, hành rau răm thái nhỏ.
- Xào miến với chút dầu ăn, trong quá trình xào thỉnh thoảng các bạn chế thêm nước để sợi miến không bị khô và nở căng hết cỡ. Sau đó cho giá đỗ và cà rốt vào xào cùng. Thêm nếm mắm muối, hạt nêm cho vừa ăn
Mướn xào lươn

Khi giá và cà rốt có độ chín tái thì các bạn cho lươn, hành răm thái nhỏ vào đảo đều rồi tắt bếp. Rắc thêm hạt tiêu. Có thể trang trí thêm cà rốt cho đẹp mắt.
Cho lươn xào miến dong ra đĩa và thưởng thức!
máy làm tỏi đen may lam toi den



Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn cắn là cần thiết đối với mỗi người. Khi bị rắn cắn thì làm thế nào nạn nhân và người thân biết đó là rắn độc hay rắn không độc?

- Trước hết xem xét triệu chứng tại chỗ như: dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn...

Nếu là rắn thường (rắn không độc) như: trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm... thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.
Dấu răng của rắn không độc

Rắn độc: có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn.
Dấu răng rắn độc

Rắn độc cắn thường có hai dấu răng nhưng đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng. Do đó nên khám xét kỹ, tránh bỏ sót.

- Thứ hai, dựa vào triệu chứng toàn thân. Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, ít; phản ứng toàn thân không có. Rắn độc (rắn hổ, rắn lục): nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu...

* Nạn nhân hoặc người thân cần xử trí:

- Nếu bị nhóm rắn hổ cắn:

+ Bước 1: băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón... Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.

+ Bước 2: tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%...

+ Bước 3: rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.

+ Bước 4: hút máu tại chỗ rắn cắn.

+ Bước 5: dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.

- Nếu bị nhóm rắn lục cắn:

Việc cần làm là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó không cần garô, rạch rộng, hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Theo nghiên cứu , nếu nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn, thời gian bị cắn đến tử vong nhanh nhất khoảng 90 phút, còn các loài rắn khác chậm hơn. Do đó cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu hồi sức trước thời gian đó. Tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.

Bệnh trĩ là một bệnh lý Tĩnh mạch, bị dãn quá mức không còn khả năng thu hồi điều tiết như trước kia. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng áp lực ổ bụng ( ngồi ỉa lâu do táo bón, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, ăn quá nhiều tiêu ớt chua cay, rượu bia làm dãn mạch máu, ngồi xổm quá lâu, mặc quần áo chật bó sát người, chửa đẻ....).

Những biểu hiện trong lâm sàng là: Viêm sưng trĩ và bệnh trĩ, phân thối, đại tiện khó, mồm đắng mồm khô, tức ngực, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, rêu lưỡi dầy, mạch huyền, mạch trơn.
Một số món ăn dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh của mình.

1) Cháo rau cần:

Nguyên liệu: Rau cần cả lá lẫn rễ 120 gam, gạo lốc 150 gam.
Phối chế: Rửa sạch rau cần, thái dạng khúc dài 1 cen-ti-mét. Gạo lốc với lượng nước vừa phải, đun sôi bằng lửa to, cho rau cần vào cùng nấu bằng lửa nhỏ cho đến cháo chín nhừ, cho thêm gia vị là có thể dùng.
Công hiệu: Thanh nhiệt lợi thấp.



2) Khổ sâm nấu trứng gà:
Nguyên liệu: Khổ Sâm 6 gam, trứng gà 2 quả, đường đỏ 60 gam.
Phối chế: Khổ Sâm đun với 400 mi-li-lít nước trong khoảng 30 phút, lọc bã lấy nước, cho trứng gà và đường đỏ vào cùng đun với nước sâm cho đến trứng gà chín là được.
Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, thấm thấp trị ngứa ngáy. trị bệnh trĩ

Cách dùng và liều lượng: Bóc vỏ trứng gà khi còn nóng, một lần ăn hết trứng gà và nước sâm. Mỗi ngày một lần, 4 ngày là một đợt điều trị.
Chứng nhiệt bức huyết hành với những biểu hiện trong lâm sàng là: bệnh trĩ, hậu môn nóng rát, đại tiện ra máu tươi kèm theo phát sốt, táo bón, nước tiểu ngắn, màu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô.

3) Hoa Hòe – ruột lợn:
Nguyên liệu: Ruột lợn dài khoảng 30 cen-ti-mét, hoa Hòe 20 gam.
Phối chế: Rửa sạch ruột lợn, nhét hoa Hòe vào ruột Chứng thấp nhiệt ứ trệ với những biểu hiện trong lâm sàng là: Viêm sưng trĩ và đau trĩ, phân thối, đại tiện khó, mồm đắng mồm khô, tức ngực, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, rêu lưỡi dầy, mạch huyền, mạch trơn.

4) Củ̉ rau dền ninh ruột lợn:
Nguyên liệu: Củ lợn, lấy dây buộc chặt hai đầu, lượng nước vừa phải ninh đến chín nhừ, cho thêm gia vị là được.

Công hiệu: Thanh nhiệt mát máu cầm máu.
Cách dùng và liều lượng: Ăn ruột lợn và uống canh.
Chứng khí huyết suy nhược với những biểu hiện trong lâm sàng là: Lòi trĩ, đại tiện ra máu nhợt, mặt xanh không hồng hào, choáng đầu, tim đập nhanh, mệt lả, chất lưỡi nhợt, mạch yếu.

5) Chè Nhân Sâm-hạt Sen-đường phèn:
Nguyên liệu: Nhân Sâm trắng 10 gam, hạt Sen 15 gam, đường phèn 30 gam.
Phối chế: Cho Nhân Sâm và hạt Sen bỏ tâm Sen lên bát, ngâm với lượng nước vừa phải cho đến nở, cho thêm đường phèn hấp khoảng 1 tiếng đồng hồ là được.
Công hiệu: Ích khí kiện tỳ.


6) Cháo Hoàng Kỳ:
Nguyên liệu: Hoàng Kỳ 30 gam, gạo lốc 100 gam.
Phối chế: Thái Hoàng Kỳ thành dạng nhát, cho 1000 mi-li-lít nước sắc còn lại 750 mi-li-lít, lọc bã, cho gạo lốc vào nấu cháo.

Công hiệu: Ích khí nâng khí.

Tất cả các món trên thường được dùng vào bữa sáng và tối !

 Rụng tóc là hiện tượng tự nhiên của tất cả mọi người, trung bình mỗi ngày rụng khoảng 50-100 sợi tóc, nhưng rụng quá nhiều thì bạn cần xem xét.

- Yếu tố di truyền: Phần lớn bệnh rụng tóc ở nam giới có liên quan tới di truyền, và con số đó theo thống kê lên tới 95% đàn ông. Nếu cha bị chứng hói thì con trai sẽ thừa hưởng di truyền.

- Bị Stress thường xuyên : Khi bị căng thẳng nặng và diễn biến trong một thời gian dài, trong cơ thể sẽ sản sinh ra các hormon đặc biệt, làm rối loạn quá trình luân chuyển máu, làm chậm quá trình phát triển của tóc và làm rụng tóc.
Rụng tóc


- Yếu tố nội tiết : Đây cũng một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh rụng tóc ở hầu hết nam giới. Yếu tố nội tiết có thể xem là những phản ứng hóa học tự nhiên trên da đầu. Nó bắt đầu khi kích thích tố sinh dục nam (hormon giới tính) tiếp xúc với tuyến dầu trên nang tóc. Những tuyến dầu này có chứa một loại enzim gần giống với hormon sinh dục nam. Khi phản ứng xảy ra, hormon giới tính sẽ chuyển đổi thành dihydrotestosterone (DHT).

Triệu chứng rụng tóc xuất hiện ở một vùng của da đầu, thông thường có thể nhận biết tóc ở phần đỉnh đầu sẽ mỏng và ít hơn ở hai bên và mặt sau da đầu. Phụ nữ gặp chứng bệnh này nhận thấy sự rụng tóc từ sáu tuần đến ba tháng và thường xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi. Nếu nghiêm trọng, nó khiến dần dần rụng toàn bộ tóc và lan xuống vùng khác như lông mày.

Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, ngoài việc điều trị y tế, thực tế có một số loại chất dinh dưỡng và thực phẩm hàng ngày cũng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của tóc và giúp loại bỏ các vấn đề rụng tóc.

1) Bổ sung sắt

Theo nghiên cứu khoa học, trong số những người bị rụng tóc, 30% trong số họ thiếu sắt trong cơ thể. Do đó, bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như đậu tương, đậu đen, trứng, tôm, đậu phộng, rau bina, cá, chuối, cà rốt, khoai tây…

2) Bổ sung protein thực vật

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, đối với những người bị rụng tóc, hàm lượng của methionine trong cơ thể bị giảm rõ rệt. Do đó, họ nên ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều methionine, chẳng hạn như đậu tương, vừng đen, ngô…

3) Ăn nhiều trái cây và rau xanh

Rụng tóc thường xảy ra ở phụ nữ. Điều này là bởi vì họ thường xuyên ăn nhiều thực phẩm ngọt, béo trong thời gian dài. Điều này làm cho tích lũy axit (như axit lactic và axit nitric) trong cơ thể và sản xuất chất độc có tính axit. Do vậy, bạn nên ăn ít gan và thịt, bởi vì các chất có tính axit trong những thực phẩm này sẽ gây ra quá nhiều chất độc có tính axit. Rau và trái cây là những thực phẩm chứa nhiều chất kiềm, có thể trung hòa các độc tố có tính axit. Do đó, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau trong cuộc sống hàng ngày.

4) Bổ sung I-ốt

Sức khỏe của tóc có liên quan chặt chẽ với các chức năng của tuyến giáp. Đủ lượng i-ốt có thể tăng cường chức năng của tuyến giáp, nó rất có lợi cho sức khỏe của tóc. Do đó, những người bị rụng tóc có thể ăn nhiều thực phẩm có chứa rất nhiều i-ốt, như rong biển, hàu…

5) Vitamin E

Vitamin E có thể chống lại sự lão hóa của tóc, thúc đẩy sự phân chia tế bào tóc, để thúc đẩy sự tăng trưởng của tóc. Có rất nhiều loại thực phẩm có chứa một số lượng lớn các vitamin E, chẳng hạn như rau diếp tươi, bắp cải xanh, hạt mè,….

Thực tế, nếu bệnh nhân bị rụng tóc chú ý hơn đến chế độ ăn uống của họ và ăn nhiều hơn các thực phẩm trên trong cuộc sống hàng ngày nó có thể cải thiện tình trạng của tóc và giúp họ loại bỏ những rắc rối của rụng tóc.


Nguyên nhân của cao huyết áp chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt trong cuộc sống cũng như trong công việc. Theo nghiên cứu thì bệnh nhân cao huyết áp phần lớn đã từng làm việc căng thẳng trong 1 khaongr thời gian dài, stress...Biểu hiện ban đầu của bệnh cao huyết ap thường không rõ ràng. Người bị bệnh thường có tình trạng choáng váng, đau đầu, ù tai mất ngủ… Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì ăn uống khoa học cũng trợ giúp rất nhiều trong việc phòng trị căn bệnh này.
Bạn nên làm theo những lời khuyên sau để cải thiện tình trạng bệnh của mình
1. Hạn chế rượu bia
Bia rượu sẽ khiến bệnh cao huyết áp trầm trọng hơn

Khi bị bệnh cao huyết áp nên tránh xa rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác: nam giới không quá 3 ly rượu/ngày, nữ giới không quá 2 ly/ngày.

2. Kiểm soát cân nặng
Tránh bị béo phì

Thừa cân, béo phì là kẻ thù số 1 gây ra các bệnh về tim và động mạch. Đặc biệt, khi có tiền sử cao huyết áp, cần chú ý chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát trọng lượng.

3. Tránh xa muối
Không nên ăn quá nhiều muối

Thường các bác sĩ điều trị cao huyết áp sẽ khuyên bệnh nhân hạn chế muối (tối đa 6gr muối/ngày) và tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều natri như: thịt hun khói, đồ hộp, đồ đông lạnh, các món ăn được chế biến quá cầu kỳ, nhiều gia vị, đặc biệt là pho mát.

Ngoài ra, hãy dè chừng với lượng muối có trong bột ngũ cốc và bánh bích quy. Tuyệt đối không nên dùng các loại thực phẩm này trong bữa sáng.

4. Dùng dầu thực vật để chế biến món ăn hằng ngày
Dầu thực vật tốt cho bệnh huyết áp

Khi bị bệnh cao huyết áp, nhất thiết phải tránh xa các loại chất béo bão hoà (còn gọi là chất béo no). Hãy dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày để bảo vệ sức khoẻ của bạn và cả gia đình. Nói lời tạm biệt với các loại bơ, dầu mỡ động vật và kết thân với dầu thực vật!

5. Hạn chế ăn thịt

Khi mắc chứng cao huyết áp, bạn nên chọn các loại thịt nạc; hạn chế thịt bò, thịt lợn và thịt cừu; thay vào đó là cá và thịt gia cầm!

6. Ưu tiên ngũ cốc nguyên cám
Ngũ cốc chứa nhiều chất xơ sẽ giúp bạn kiềm chế bệnh huyết áp

Trong tất cả các nguồn thực phẩm tinh bột, hãy ưu tiên ngũ cốc nguyên cám. Loại thực phẩm này không những cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm cùng chức năng mà còn cung cấp lượng chất xơ đáng kể cho cơ thể.

7. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ

Nên chọn cách làm chín thực phẩm dùng càng ít dầu mỡ càng tốt như luộc, hấp, nướng.
Đừng do dự khi lựa chọn các loại thực phẩm đã tách béo, tách kem trong số vô vàn các loại thực phẩm đóng hộp, ăn liền khác. Bởi đây là lựa chọn tối ưu nhất khi bị cao huyết áp.

8. Vận động nhiều hơn
Tập thể dục hằng ngày

Một bài tập thể dục thích hợp tốt cho sức khoẻ của tất cả mọi người, không loại trừ bệnh nhân cao huyết áp. Tuy nhiên, hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, đạp xe và bơi lội, tránh các bài tập quá sức!

9. Ăn nhiều hoa quả
Hoa quả luôn là thực phẩm ưu tiên hàng đầu

Một điều không có gì mới mẻ nhưng sẽ không bao giờ là cũ, đó là, rau quả luôn là “đồng minh” với sức khoẻ của con người. Bạn cần bổ sung đầy đủ loại thực phẩm này mỗi ngày, nhất là đối với bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp.

Hi vọng bạn đã lựa chọn được cho mình cách hiệu quả để phòng và chữa bệnh cao huyết áp !

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm và biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, có khi thời gian ủ bệnh rất dài mà đến khi phát hiện cũng đã muộn. Do vậy chúng ta cần phòng bệnh bằng thói quen ăn uống hằng ngày. Trong tự nhiên có nhiều loại rau có tác dụng rất tốt trong việc phòng và trống ung thư.

Nếu chúng ta biết cách sử dụng rau củ đúng cách thì rất có thể phóng tránh được nhiều bệnh về sau này. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu với các bạn 9 loại rau giúp phòng chống ung thư hiệu quả.

1) Ung thư phổi
 Thực phẩm hàng đầu: Rau cải
Lý do: Rau bina có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại bởi gốc tự do gây ra. Ăn một bát rau bina mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư phổi ít nhất là 50%. Ngoài ra, cà chua, cà rốt, bí đỏ, lê và táo cũng có thể ngăn chặn sự xuất hiện loại ung thư này.

Rau cải
2) Ung thư vú
Thực phẩm hàng đầu: Rong biển
 Lý do: Rong biển không chỉ giàu vitamin E và chất xơ, mà còn phong phú về hàm lượng i-ốt. Các nhà khoa học tin rằng thiếu hụt i-ốt là một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư vú, do đó, ăn rong biển có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Lý do phụ nữ Nhật Bản có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn so với phụ nữ ở các quốc gia khác có thể liên quan đến việc tiêu thụ rong biển. Trong khi đó, khoai lang, cà chua, đậu cũng là những thực phẩm có thể ngăn ngừa ung thư vú.

Rong biển
3) Ung thư ruột
Thực phẩm hàng đầu: Cây sả
Lý do: Cây sả, cần tây là những thực phẩm giàu chất xơ, khi vào trong ruột có thể đẩy nhanh tốc độ làm sạch các thức ăn thừa trong ruột, giảm các chất độc hại và thúc đẩy bài tiết cực kỳ hiệu quả, phòng chống ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, tiêu thụ tỏi thường xuyên cũng giúp bạn giảm 30% nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, khoai lang, cải bắp, lúa mì lại là những thực phẩm cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

Cây sả
4) Ung thư tuyến tụy
Thực phẩm hàng đầu: Súp lơ
 Lý do: Hội Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ gần đây đã chỉ ra rằng ăn súp lơ và các thực phẩm họ cải khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu cho thấy, củ cải cũng đóng góp vào việc gia tăng sức đề kháng của bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy.

Súp lơ
5) Ung thư da
Thực phẩm hàng đầu: Măng tây
 Lý do: Măng tây là trong những loại rau đầu bảng giàu vitamin, axit nucleic và các thành phần khác có tác dụng nhất định trong phòng chống ung thư hạch, ung thư bàng quang, ung thư da.

Măng tây
 6) Ung thư cổ tử cung (UTCTC)
 Thực phẩm hàng đầu: Đậu nành
Lý do: Đậu phụ, sữa đậu nành được làm bằng đậu nành (đậu tương), có chứa isoflavone, lignin được coi là có tác dụng chống oxy hóa, có thể ức chế sự phát triển của UTCTC, giảm phân chia tế bào ung thư, đồng thời có ngăn chặn sự di căn của khối u hiệu quả. Ngoài ra, cà chua cũng là thực phẩm phòng ngừa UTCTC tốt.

Đậu nành
7) Ung thư dạ dày
 Thực phẩm hàng đầu: Tỏi
 Lý do: Những người hay ăn tỏi sống có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày là rất thấp, bởi vì tỏi có thể làm giảm đáng kể hàm lượng nitrit trong dạ dày - một trong những nguy cơ làm gia tăng ung thư dạ dày. Những người thường xuyên ăn hành cũng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với nhóm người còn lại. Ngoài ra, ăn thức ăn ít muối, cá hun khói, cá nướng cũng là một cách tốt để ngăn chặn ung thư dạ dày.

Tỏi
8) Ung thư gan
 Thực phẩm hàng đầu: Nấm
 Lý do: Nấm có chứa các lớp polysaccharide giúp ức chế hoạt động của các chất gây ung thư, có thể thúc đẩy hình thành kháng thể để cơ thể tạo ra miễn dịch với khối u, ức chế tế bào ung thư tăng trưởng để có thể đề kháng với nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư hạch, ung thư ruột kết, và đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân ung thư gan.

Nấm

9) Xoài giúp phòng chống nhiều loại bệnh

Ăn xoài thường xuyên là cách để bạn giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh đáng sợ như ung thư, tiểu đường, bệnh tim

Xoài là loại trái cây phổ biến nhất thế giới vì hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Một cốc xoái có thể cung cấp 25% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày, 2/3 vitamin A và một lượng lớn vitamin B6, vitamin E, pectin, phốt pho, kali và magiê.
-  Ngăn chặn ung thư
Các hợp chất phenolic được tìm thấy trong xoài như quercetin, isoquercitrin, astragalin, fisetin và methylgallat đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư. Xoài cũng là loại trái cây có hàm lượng pectin cao. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, pectin có tác dụng giúp cơ thể chống lại ung thư đường tiêu hóa.
- Hỗ trợ tiêu hóa
Xoài là loại trái cây rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh về tiêu hóa. Trong xoài có chứa các enzyme giúp phá vỡ protein, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thụ vào cơ thể, chất xơ có trong xoài cũng giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc. Chất xơ có trong xoài cũng giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc
- . Ngăn ngừa bệnh tim
Xoài là loại trái cây tuyệt vời cung cấp vitamin A, E và selen cho cơ thể và giúp chống lại bệnh tim. Xoài cũng rất giàu vitamin B6, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giảm mức độ homocysteine. Homocysteine là một axit amin trong máu gây tổn thương mạch máu.
-. Giảm LDL cholesterol
Hàm lương pectin và vitamin C cao có trong xoài giúp làm giảm mức LDL cholesterol trong cơ thể, đặc biệt là LDL cholesterol xấu.
- Làm giảm huyết áp
Xoài có hàm lượng kali cao, vì vậy mà nó có thể điều chỉnh huyết áp. Do đó, ăn xoài thường xuyên là cách để bạn giảm huyết áp mà không phải lo lắng đến tác dụng phụ.
- Cải thiện trí nhớ
Xoài có chứa axit glutamine, một loại chất được biết đến với tác dụng cải thiện trí nhớ và giữ cho các tế bào não hoạt động. Ăn xoài thường xuyên là cách để chiến đấu với căn bệnh giảm trí nhớ khi có tuổi.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Lá xoài có tác dụng làm bình thường hóa nồng độ insulin trong máu. Đun sôi lá xoài trong nước khoảng 15 phút, để nó qua đêm và uống nước này vào sáng hôm sau. Điều này sẽ làm giảm lượng đường trong máu.
- Tăng cường sức khỏe của đôi mắt
Xoài có nhiều nhiều vitamin A, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường sức khỏe của đôi mắt và bảo vệ mắt chống lại sự thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
- Mang lại nhiều lợi ích cho làn da
Xoài là loại trái cây tốt cho làn da, bởi chúng có hàm lượng vitamin A cao. Chúng kích thích quá trình tuần hoàn máu ở màng nhầy và da, từ đó làm giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, một hiện tượng khiến làn da bị tổn hại.
- Xử lý tình trạng thiếu máu
Xoài có nhiều chất sắt, vì vậy mà chúng có thể giúp cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có trong xoài giúp tăng cường hấp thụ sắt. Vì vậy mà xoài là loại trái rất có lợi đối với phụ nữ mang thai và những người bị thiếu máu.

Tất cả các loại rau quả trên nếu được dùng đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe của mình và gia đình
Chúc các bạn có sức khỏe tốt !

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.